Làng Gò Cỏ – Báu vật Sa Huỳnh
Như một công chúa Chămpa trải qua giấc ngủ dài giữa không gian Sa Huỳnh và một ngày được đánh thức, làng Gò Cỏ (thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là hiện thân về sự kỳ bí của văn hóa Chămpa cuối cùng còn lại, được ví là “báu vật Sa Huỳnh”.
Chuyện kể của những bậc đá
Gò Cỏ là một ngôi làng nhỏ ven biển. Dọc những con đường đá men theo bờ biển, cao hơn một chút, ẩn dưới bóng dừa, bụi chà là… du khách bắt gặp những giếng đá, cầu đá, con đường đá. Đá lớn, đá nhỏ xếp tầng, nối các ngôi nhà, làng mạc thành làng. Ghé lại một xóm nhỏ uống nước dừa, hướng tầm mắt ra biển, dễ nhận thấy đá là đặc trưng tiêu biểu của người Chămpa và nghe như đá đang “kể chuyện” nghìn năm.
Làng Gò Cỏ với diện tích vỏn vẹn 105ha, nằm giữa hai đồi núi cao, cách biệt với cư dân bên ngoài. Làng từng có lớp cư dân cổ, là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại cách đây 2.500 – 3.000 năm. Rồi đến nền văn hóa Chămpa, những người dân tiếp tục sống nơi đây đã co cụm lại thành từng xóm nhỏ cho tới ngày nay.
Nhà bà Bùi Thị Vân (61 tuổi) ở trên gò đá cao, căn nhà bằng tranh được dựng từ năm 1975, chưa lần nào thay đổi, bà kể: “Làng Gò Cỏ có hơn 80 nóc nhà từ thời ông cha để lại. Trong chiến tranh, các hầm đá là nơi quân cách mạng ẩn nấp, là nơi che chở dân làng. Những vết bom đạn khốc liệt vẫn còn hằn sâu. Sau chiến tranh, dù làng mạc bị phá hủy, sụp đổ, nhưng người dân di tản vẫn quay về làng, dựng lại nhà cửa và xếp lại viên đá vào tường rào, đường đi trong làng. Nơi đây gần biển, nhưng địa hình đồi cao nên mỗi lần mưa lũ dễ sạt lở, nhờ có đá xếp đá, lớp này tới lớp khác mà nhà cửa nguyên vẹn, làng không mất đi tấc đất nào”.
Có lẽ chính vì mỗi người dân khi tiếp quản đã giữ gìn cẩn thận từng hòn đá, một hành động bảo tồn trong “vô thức” mà những kiến trúc bằng đá của người Chămpa vẫn còn nguyên vẹn. Nơi đây không có nhà cao tầng, chỉ có những căn nhà nhỏ với khoảnh vườn rộng, phía trước là mái hiên, giàn hoa giấy và ghế đá ngồi tán chuyện. Những con đường trong làng xếp bằng đá, bề ngang chỉ khoảng hơn 1m, đủ để xe máy và đi bộ, thỉnh thoảng gặp những tảng đá lớn án ngữ.
Cùng với hệ thống khoảng 11 giếng Chăm xây dựng bằng đá, các đền thờ, miếu mạo, dinh đều tồn tại cách đây hàng trăm năm. Cho đến ngày nay, người dân tại khu vực làng Gò Cỏ vẫn rất coi trọng và gìn giữ những di tích này. Đặc điểm địa chất tại khu vực ven làng Gò Cỏ chủ yếu là các loại đá granit, được hình thành khoảng 250 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, ở nhiều điểm thấy lộ rõ các thể tù kích cỡ lớn, tinh thể thạch anh dạng lớn, các tinh thể biotit dạng vẩy. Ngoài ra, dọc theo các ghềnh đá là những bãi biển cát vàng, hạt mịn và hạt thô, xen giữa là các vịnh đá nhỏ.
Các nghiên cứu cũng đã khảo sát hệ đa dạng sinh học, bước đầu cho thấy có hơn 70 loài động vật trên cạn và các thảm thực vật trong khu vực này, các hệ sinh thái như rong mơ, rong câu, xơ mít… và hơn 100 loài động vật thủy sản.
Làng Gò Cỏ với diện tích vỏn vẹn 105ha, nằm giữa hai đồi núi cao, cách biệt với cư dân bên ngoài. Làng từng có lớp cư dân cổ, là chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại cách đây 2.500 – 3.000 năm. Rồi đến nền văn hóa Chămpa, những người dân tiếp tục sống nơi đây đã co cụm lại thành từng xóm nhỏ cho tới ngày nay.
Nhà bà Bùi Thị Vân (61 tuổi) ở trên gò đá cao, căn nhà bằng tranh được dựng từ năm 1975, chưa lần nào thay đổi, bà kể: “Làng Gò Cỏ có hơn 80 nóc nhà từ thời ông cha để lại. Trong chiến tranh, các hầm đá là nơi quân cách mạng ẩn nấp, là nơi che chở dân làng. Những vết bom đạn khốc liệt vẫn còn hằn sâu. Sau chiến tranh, dù làng mạc bị phá hủy, sụp đổ, nhưng người dân di tản vẫn quay về làng, dựng lại nhà cửa và xếp lại viên đá vào tường rào, đường đi trong làng. Nơi đây gần biển, nhưng địa hình đồi cao nên mỗi lần mưa lũ dễ sạt lở, nhờ có đá xếp đá, lớp này tới lớp khác mà nhà cửa nguyên vẹn, làng không mất đi tấc đất nào”.
Có lẽ chính vì mỗi người dân khi tiếp quản đã giữ gìn cẩn thận từng hòn đá, một hành động bảo tồn trong “vô thức” mà những kiến trúc bằng đá của người Chămpa vẫn còn nguyên vẹn. Nơi đây không có nhà cao tầng, chỉ có những căn nhà nhỏ với khoảnh vườn rộng, phía trước là mái hiên, giàn hoa giấy và ghế đá ngồi tán chuyện. Những con đường trong làng xếp bằng đá, bề ngang chỉ khoảng hơn 1m, đủ để xe máy và đi bộ, thỉnh thoảng gặp những tảng đá lớn án ngữ.
Cùng với hệ thống khoảng 11 giếng Chăm xây dựng bằng đá, các đền thờ, miếu mạo, dinh đều tồn tại cách đây hàng trăm năm. Cho đến ngày nay, người dân tại khu vực làng Gò Cỏ vẫn rất coi trọng và gìn giữ những di tích này. Đặc điểm địa chất tại khu vực ven làng Gò Cỏ chủ yếu là các loại đá granit, được hình thành khoảng 250 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện, ở nhiều điểm thấy lộ rõ các thể tù kích cỡ lớn, tinh thể thạch anh dạng lớn, các tinh thể biotit dạng vẩy. Ngoài ra, dọc theo các ghềnh đá là những bãi biển cát vàng, hạt mịn và hạt thô, xen giữa là các vịnh đá nhỏ.
Các nghiên cứu cũng đã khảo sát hệ đa dạng sinh học, bước đầu cho thấy có hơn 70 loài động vật trên cạn và các thảm thực vật trong khu vực này, các hệ sinh thái như rong mơ, rong câu, xơ mít… và hơn 100 loài động vật thủy sản.
Du lịch cổ
Làng Gò Cỏ sở hữu những thắng cảnh nguyên sơ, bình dị cùng di tích lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa và văn hóa Việt. Người dân nơi đây vẫn giữ phương thức sản xuất và nét canh tác lâu đời truyền thống. Ông Phạm Tịnh (62 tuổi) vẫn đi thuyền nan đánh cá gần bờ, kể: “Khi còn trẻ, tôi theo các thuyền lớn đi Hoàng Sa, Trường Sa; về già thì gắn bó với thuyền nan như ông bà xưa đi biển. Cá đánh bắt được thì vợ gánh bộ ra đường lớn rồi theo xe khách đi bán khắp nơi”.
Ghe chèo, thuyền nan, thúng chai được một số “nghệ nhân” trong làng làm bằng tre. Ông Võ Đình Chiến (71 tuổi) ngoài đan thuyền nan còn đan rổ, giỏ, mủng bằng tre và lá dứa. Ông bảo: “Làng Gò Cỏ có diện tích rừng dứa khoảng 3ha, tôi lấy lá về phơi rồi đan thành vật dụng. Tre quanh làng, nơi nào cũng có những bụi lớn, dùng đan thúng, thuyền nan”.
Sau một ngày làm lụng, đánh bắt trở về bãi, người dân tụ tập ở nhà bà Vân để nghe điệu hát sắc bùa, hát đối, bài chòi. Bà Vân kể: “Khi tôi tham gia giao liên cách mạng, được các anh giao liên hướng dẫn những bài hát này. Đến nay, tôi nhớ hơn 10 bài. Riêng tôi còn sáng tác hàng chục bài về làng Gò Cỏ”. Những cây đàn bầu, đàn guitare được bà Vân “biến tấu” từ dụng cụ đơn giản như cối giã làm bầu, tre làng làm khung đàn… Làng Gò Cỏ hiện có 10 người thông thạo các làn điệu diễn xướng dân gian.
Những bậc cao niên trong làng nhớ, khi đến mùa thu hoạch mía, nhiều người dân trong làng rủ nhau đến lò nấu đường thủ công dựng trên khoảng đất rộng, cùng đẩy thanh gỗ lớn gắn vào 3 chiếc che gỗ (dụng cụ dùng để ép mía) mà người dân quen gọi là “chạy che”. Công việc khá nặng nhọc, nhưng khi có người cất lên lời ca thì cả nhóm hưởng ứng hát đối lại, tạo niềm hứng khởi. Những lời ca ấy nhanh chóng được lan truyền, sau đó truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Làng Gò Cỏ hội tụ nhiều tiềm năng du lịch cộng đồng. Ông Đoàn Sung, Chủ tịch HTX Làng Gò Cỏ, chia sẻ: “Hợp tác xã được thành lập hướng tới du lịch cộng đồng, dựa trên năng lực sẵn có tại làng Gò Cỏ. Làng chia làm 3 nhóm, gồm 10 hộ homestay, 20 hộ làm biển vào đội thuyền thúng và CLB bài chòi”. Mỗi ngư dân như ông Tịnh sẽ tham gia vào đội thuyền thúng, ông Chiến sẽ tham gia đan lát sản phẩm du lịch đặc trưng, bà Vân tham gia đội hát bài chòi… Hơn 80 hộ dân với niềm hứng khởi đều đang góp công để làm du lịch Gò Cỏ. Bà Vân chia sẻ: “Mặc dù ngôi làng này chỉ còn đa số những người già, nhưng khi du lịch về với làng thì 5 đứa con của tôi đang làm việc nơi thành phố, khu công nghiệp cũng sẽ trở về làng để tiếp quản công việc của cha mẹ đã đặt nền móng”.
Điều đáng mừng là HTX có sự hỗ trợ từ tiến sĩ Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, một trong những “cha đẻ” của mô hình công viên địa chất trên thế giới. Ông đã viết một dự án kêu gọi sự chung tay đóng góp của mọi người để sớm thực hiện hóa kế hoạch quảng bá, phát huy các giá trị di sản ở ngôi làng này.
Ông Đoàn Sung chia sẻ tin vui, mới đây Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment) đã xem xét, chấp thuận tài trợ cho dự án “Quản lý rác thải làng Gò Cỏ” với tổng trị giá 10.000 USD, nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường, hướng tới không có rác thải từ trong làng. Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10-2019. Ông Sung cho biết, đây là việc làm đầu tiên của ông Guy Martini với hành động kêu gọi cho ngôi làng Gò Cỏ. Ông nói rằng, thành công của ngôi làng chính là thành công của Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, xây dựng mô hình bảo tồn tốt nhất để phát triển bền vững.
Trong tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên làng đón những sinh viên nước ngoài từ Nhật Bản, Mỹ cùng với sinh viên Đà Nẵng, TPHCM đến tham quan, giúp lan tỏa cảnh đẹp của làng ra cộng đồng.
Ghe chèo, thuyền nan, thúng chai được một số “nghệ nhân” trong làng làm bằng tre. Ông Võ Đình Chiến (71 tuổi) ngoài đan thuyền nan còn đan rổ, giỏ, mủng bằng tre và lá dứa. Ông bảo: “Làng Gò Cỏ có diện tích rừng dứa khoảng 3ha, tôi lấy lá về phơi rồi đan thành vật dụng. Tre quanh làng, nơi nào cũng có những bụi lớn, dùng đan thúng, thuyền nan”.
Sau một ngày làm lụng, đánh bắt trở về bãi, người dân tụ tập ở nhà bà Vân để nghe điệu hát sắc bùa, hát đối, bài chòi. Bà Vân kể: “Khi tôi tham gia giao liên cách mạng, được các anh giao liên hướng dẫn những bài hát này. Đến nay, tôi nhớ hơn 10 bài. Riêng tôi còn sáng tác hàng chục bài về làng Gò Cỏ”. Những cây đàn bầu, đàn guitare được bà Vân “biến tấu” từ dụng cụ đơn giản như cối giã làm bầu, tre làng làm khung đàn… Làng Gò Cỏ hiện có 10 người thông thạo các làn điệu diễn xướng dân gian.
Những bậc cao niên trong làng nhớ, khi đến mùa thu hoạch mía, nhiều người dân trong làng rủ nhau đến lò nấu đường thủ công dựng trên khoảng đất rộng, cùng đẩy thanh gỗ lớn gắn vào 3 chiếc che gỗ (dụng cụ dùng để ép mía) mà người dân quen gọi là “chạy che”. Công việc khá nặng nhọc, nhưng khi có người cất lên lời ca thì cả nhóm hưởng ứng hát đối lại, tạo niềm hứng khởi. Những lời ca ấy nhanh chóng được lan truyền, sau đó truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Làng Gò Cỏ hội tụ nhiều tiềm năng du lịch cộng đồng. Ông Đoàn Sung, Chủ tịch HTX Làng Gò Cỏ, chia sẻ: “Hợp tác xã được thành lập hướng tới du lịch cộng đồng, dựa trên năng lực sẵn có tại làng Gò Cỏ. Làng chia làm 3 nhóm, gồm 10 hộ homestay, 20 hộ làm biển vào đội thuyền thúng và CLB bài chòi”. Mỗi ngư dân như ông Tịnh sẽ tham gia vào đội thuyền thúng, ông Chiến sẽ tham gia đan lát sản phẩm du lịch đặc trưng, bà Vân tham gia đội hát bài chòi… Hơn 80 hộ dân với niềm hứng khởi đều đang góp công để làm du lịch Gò Cỏ. Bà Vân chia sẻ: “Mặc dù ngôi làng này chỉ còn đa số những người già, nhưng khi du lịch về với làng thì 5 đứa con của tôi đang làm việc nơi thành phố, khu công nghiệp cũng sẽ trở về làng để tiếp quản công việc của cha mẹ đã đặt nền móng”.
Điều đáng mừng là HTX có sự hỗ trợ từ tiến sĩ Guy Martini, Tổng Thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, một trong những “cha đẻ” của mô hình công viên địa chất trên thế giới. Ông đã viết một dự án kêu gọi sự chung tay đóng góp của mọi người để sớm thực hiện hóa kế hoạch quảng bá, phát huy các giá trị di sản ở ngôi làng này.
Ông Đoàn Sung chia sẻ tin vui, mới đây Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment) đã xem xét, chấp thuận tài trợ cho dự án “Quản lý rác thải làng Gò Cỏ” với tổng trị giá 10.000 USD, nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường, hướng tới không có rác thải từ trong làng. Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10-2019. Ông Sung cho biết, đây là việc làm đầu tiên của ông Guy Martini với hành động kêu gọi cho ngôi làng Gò Cỏ. Ông nói rằng, thành công của ngôi làng chính là thành công của Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh, xây dựng mô hình bảo tồn tốt nhất để phát triển bền vững.
Trong tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên làng đón những sinh viên nước ngoài từ Nhật Bản, Mỹ cùng với sinh viên Đà Nẵng, TPHCM đến tham quan, giúp lan tỏa cảnh đẹp của làng ra cộng đồng.